menu
Trang chủ Tin tức xóa sẹo Phòng ngừa sẹo do bỏng ở trẻ nhỏ

Phòng ngừa sẹo do bỏng ở trẻ nhỏ

Sẹo hình thành do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó, sẹo do bỏng ở trẻ nhỏ chiếm tỉ lệ tương đối cao ở nước ta. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý tới cách phòng ngừa sẹo do bỏng ở trẻ nhỏ

>>Trị sẹo lõm hiệu quả
>>Trị sẹo lồi hiệu quả
>>Trị sẹo ở đâu tốt nhất

Di chứng nặng nề nhất của bỏng là để lại sẹo

Phòng ngừa sẹo do bỏng ở trẻ nhỏ

Di chứng sẹo do bỏng là nỗi đáng sợ nhất

Vào mùa hè số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị tại Khoa Bỏng trẻ em – Viện Bỏng quốc gia tăng hơn nhiều lần so với các thời điểm khác trong năm. Hình thức gây bỏng ngày càng đa dạng và thường gặp nhiều ở trẻ từ 1-3 tuổi. Nguyên nhân gây bỏng cho trẻ em chủ yếu do sự bất cẩn của người lớn với các tác nhân như lửa, nước sôi, thức ăn nóng, điện, hóa chất…

Cháu Hoàng Thanh Thủy, 3 tuổi, quê ở Bảo Yên – Lào Cai, bị bỏng lửa toàn thân do lửa bén vào váy khi ngồi gần bếp. Theo lời kể của mẹ Thủy, khi bị bỏng, Thủy đang ngồi trong bếp cùng anh trai (4 tuổi) thì bị lửa bén làm cháy váy. Lúc đầu, hai anh em được ông trông để bố mẹ đi làm nương, nhưng đúng lúc ông đi đuổi trâu thì xảy ra tai nạn. Khi vào viện, Thủy phải điều trị tích cực ở Khoa Hồi sức cấp cứu, sau đó mới chuyển lên Khoa Bỏng trẻ em, tại đây, các bác sĩ đã thực hiện nhiều lần ghép da nhưng do diện tích bỏng rộng nên các bác sĩ đã phải lấy cả phần da đầu của Thủy để điều trị các tổn thương bỏng ở những vị trí khác trên cơ thể. Hiện nay, sau gần hai tháng điều trị, sức khỏe của cháu đã ổn định nhưng chưa đánh giá được di chứng sau bỏng và hai chân, tay của Thủy vẫn phải bó tròn để sẹo không phát triển.

Chị H (ở Hải Phòng) có con trai mới được 6 tháng tuổi, chưa biết bò. Lúc chuẩn bị tắm cho con, chị đã cẩn thận đặt bé vào tận phía trong giường rồi mới đi chuẩn bị nước. Vừa đổ phích nước nóng vào chậu thì có điện thoại, chị vội chạy ra nghe mà không để ý con đang lật lẫy về phía mép giường. Đang nghe điện thoại, thấy con khóc thét lên, vội chạy vào thì cháu rơi vào chậu nước nóng…

Hiện Viện vừa tiếp nhận một ca bỏng vào nồi nước canh. Bệnh nhân là bé trai P.A.Đ., 19 tháng tuổi, ở Hà Nam nhập viện trong tình trạng bỏng nặng toàn thân, trẻ quấy khóc, đau đớn. Theo lời kể của gia đình, khi mẹ cháu Đ. vừa nấu xong nồi canh bê lên nhà để cách chỗ con chơi không xa. Bé Đ. đang chập chững đi, đùa nghịch đã ngã vào nồi canh. Ngay sau khi sơ cứu, gia đình đã chuyển thẳng cháu xuống viện Bỏng quốc gia. Hiện cháu Đ. đã qua cơn nguy kịch và đang tiếp tục được điều trị…

Tai nạn bỏng do nhiều nguyên nhân và mức độ tổn thương khác nhau, tổn thương quá nặng trẻ có thể tử vong, gây nỗi đau đớn cho cha mẹ và gia đình; nếu chữa khỏi cũng để lại cho trẻ những di chứng khó khắc phục cả về thể chất và tinh thần.

Bỏng không chỉ gây ra sự đau đớn về thể xác mà còn khiến trẻ hoảng loạn về tinh thần như ngủ hay giật mình, sau khi điều trị khỏi thì khó hòa nhập hoặc mất nhiều thời gian để hòa nhập lại với môi trường của các em ở trường, lớp hay nơi ở. Về phát triển thể chất, nếu không được tư vấn và điều trị thì các di chứng ở trẻ sau bỏng sẽ nặng nề hơn so với người lớn do cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Những di chứng thường gặp sau bỏng là rối loạn sắc tố, ngứa, viêm da, sẹo. Nếu trẻ có sẹo co kéo ở ngực sẽ khiến ngực không phát triển làm cho lồng ngực bị hẹp lại, thể tích phổi không phát triển được. Nếu trẻ bị sẹo co kéo ở khớp không chỉ gây mất vận động mà còn có thể gây biến dạng xương. Khi trẻ bị sẹo ở cổ có thể gây co kéo cổ làm lệch cột sống. Thời gian điều trị bỏng cho trẻ kéo dài khoảng 2-3 tuần hoặc dài hơn tùy thuộc vào diện bỏng và mức độ bỏng nhưng sau khi điều trị phải tiếp tục duy trì sự theo dõi trong 2 năm sau đó vì thời gian này sẹo và cơ thể trẻ vẫn phát triển sẽ dần hình thành các rối loạn do sẹo gây ra…

Trước một trường hợp bỏng cần phải làm những việc như sau:

Phòng ngừa sẹo do bỏng ở trẻ nhỏ

Hãy xử lý kịp thời mỗi khi bỏng

– Trước hết phải đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, loại bỏ tác nhân gây bỏng. Phải tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giày, ủng, vòng, nhẫn… trước khi vết bỏng sưng nề.

– Giữ sạch vùng bỏng: Để tránh nhiễm khuẩn không được bôi dầu, mỡ… lên vùng bỏng; Không làm vỡ các đám da phỏng nước; Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng; Có điều kiện thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn nếu không thì dùng vải sạch.
– Phòng chống sốc: Cho nạn nhân uống nhiều nước vì nạn nhân bị mất nước, đặc biệt khi phải chuyển nạn nhân đi xa (chỉ cho nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn và không có những chấn thương khác). Nếu có điều kiện thì cho nạn nhân uống dung dịch oresol, nếu không có thì pha nước muối nhạt (có vị đậm như canh ăn hằng ngày là được). Cho nạn nhân uống thuốc giảm đau thông thường, chỉ được dùng thuốc giảm đau mạnh khi chắc chắn rằng nạn nhân không có chấn thương bên trong kèm theo.

Cần dội nước lạnh ngay lập tức vào vị trí bị bỏng để “hạ nhiệt”.

Phòng ngừa sẹo do bỏng ở trẻ nhỏ 
Phòng ngừa sẹo do bỏng ở trẻ nhỏ

Luôn để ý tới trẻ tránh tiếp xúc với tác nhân gây bỏng

Những di chứng thường gặp là rối loạn sắc tố, ngứa, viêm da, sẹo. Nếu bé có sẹo co kéo ở ngực sẽ khiến ngực không phát triển làm cho lồng ngực bị hẹp lại, thể tích phổi không phát triển được. Nếu bé bị sẹo co kéo ở khớp không chỉ gây mất vận động mà còn có thể gây biến dạng xương. Khi bé bị sẹo ở cổ có thể gây co kéo cổ làm lệch cột sống.

Các bác sĩ khuyến cáo, đề phòng tránh tai nạn bỏng ở bé, cha mẹ cần luôn để mắt tới con, để tác nhân gây bỏng xa tầm tay của bé như phích nước để chỗ kín, nồi canh để trên cao bé không với tới… Khi bé bị bỏng, cần tách tác nhân gây bỏng, làm giảm nhiệt độ bề mặt vết bỏng dưới vòi nước lạnh, sau đó băng ép, chuyển đến cơ sở y tế. Những cách làm truyền thống như bôi kem đánh răng, nước mắm, thuốc lá không có tác dụng.